Cần nhân lực nhưng không tuyển được là câu kêu ca cửa miệng của nhiều doanh nghiệp ngành du lịch. Trong khi đó, nhu cầu nhân lực mỗi năm đều tăng lên chứ không giảm đi.
Lời giải tốt nhất cho câu chuyện này chính là nhà trường bắt tay với doanh nghiệp, đào tạo theo đặt hàng và giảm lý thuyết, tăng thời lượng thực hành để sinh viên ra trường đủ kỹ năng làm nghề.
Được gọi là ngành công nghiệp không khói, ngành du lịch được ước tính sẽ mang lại doanh thu hàng chục tỷ đô mỗi năm cho Việt Nam. Thầy Lê Đại Hùng, Chủ tịch HĐQT Trường CĐ Công Thương Việt Nam (Bộ LĐ-TB&XH) - cho biết chất lượng nguồn nhân lực của ngành đang còn rất hạn chế, khi tỷ lệ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ chỉ chiếm khoảng 43% và hơn một nửa trong số đó không biết ngoại ngữ.
Không chỉ yếu về ngoại ngữ, nhân lực trong ngành công nghiệp này dù đã có bằng tốt nghiệp tại nhều cơ sở đào tạo uy tín vẫn hoàn toàn lúng túng, ngô nghê trước những tình huống trong công việc. Nếu gặp tình huống bất ngờ, họ không hề biết cách xử lý sao cho bài bản, chuyên nghiệp với khách hàng. Vì thế, trong khi nhân sự giỏi “căng như dây đàn” để chạy sô hoặc thường xuyên bị “mời từ nơi này sang nơi khác” thì nhiều người khác long đong tìm việc khắp nơi.
Nắm bắt được thực tế đó,Trường Cao Đẳng Công Thương Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch đã quyết định bắt tay trực tiếp với doanh nghiệp tuyển dụng, tìm hiểu rõ yêu cầu của doanh nghiệp với nguồn nhân lực, từ đó xây dựng chương trình học phù hợp với thực tế công việc. Đây là hướng đi nhà trường đang áp dụng để giúp sinh viên nhanh chóng tìm được việc làm ổn định sau khi ra trường.
Trước những thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực, thường xuyên phải cập nhật thay đổi của thị trường, biến động trong lĩnh vực Du lịch, Thầy Lê Hữu Dũng, Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Công Thương Việt Nam cho hay: “Ngoài chương trình giảng dạy hướng tới học sao hành vậy, lý thuyết ít thực hành nhiều, chúng tôi cho rằng, việc kết hợp với doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực là bước đi quan trọng. Sinh viên có cơ hội được thực hành những kiến thức đã học ở trường. Với nhà trường, đây là cơ hội để hiểu được những yêu cầu của doanh nghiệp về nguồn nhân lực, từ đó nâng cấp chương trình giảng dạy”.
Được biết, việc nhà trường cam kết với học sinh, sinh viên đầu ra việc làm những năm gần đây không còn là việc mới. Tuy nhiên, việc một trường dám cam kết bằng hợp đồng với phụ huynh và học sinh, sinh viên 100% sau ra trường có việc làm là một hành động đầy bản lĩnh trong xu thế hội nhập. Một trong những trường tiên phong trong vấn đề nêu trên có thể kể đến Trường CĐ Công Thương Việt Nam.
“Trong khi nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, những người tốt nghiệp CĐ, TC nghề vẫn có thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Các chủ doanh nghiệp cũng không ngừng tuyển dụng sinh viên trường TC CĐ nghề. Điều này chứng tỏ sinh viên học hệ TC, CĐ có những thứ mà doanh nghiệp rất cần. Bằng chứng là các doanh nghiệp lớn đã tìm tới nhà trường chúng tôi để đặt hàng. HS, SV ngay từ khi các em còn học tập. Việc đảm bảo đầu ra cho các em đã được trường giới thiệu để rèn luyện, cọ sát với công việc mà các em theo đuổi. Thống kê cho thấy những năm qua gần 100% sinh viên khi ra trường có việc làm ổn định là một minh chứng rõ nét cho cơ hội nghề nghiệp khi học TC, CĐ nghề…”, Thầy Lê Hữu Dũng cho biêt.
Hiện nay, Trường CĐ Công thương Việt Nam còn dành chỉ tiêu tuyển sinh, và chương trình học ngắn hạn cho các em học sinh không đủ điểm tốt nghiệp THPT với các ngành mà các em lựa chọn… Các ngành được đào tạo theo chuẩn quốc tế, hướng đến tự do dịch chuyển lao động trong khu vực ASEAN và hội nhập thị trường lao động quốc tế.