1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? |
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh.
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về Thương mại điện tử. Nhiều người hiểu Thương mại điện tử là bán hàng trên mạng, trên Internet. Một số ý kiến khác lại cho rằng Thương mại điện tử là làm thương mại bằng điện tử. Những cách hiểu này đều đúng theo một góc độ nào đó nhưng chưa nói lên được phạm vi rộng lớn của Thương mại điện tử.
2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO |
Chương trình TMĐT tại trường Cao đẳng công thương Việt Nam (VCI) được xây dựng theo chuẩn tiên tiến quốc tế với mục tiêu đào tạo sinh viên chuyên ngành TMĐT có kiến thức toàn diện về TMĐT, có chuyên môn, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, cung cấp nguồn nhân lực TMĐT chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới.
3. KIẾN THỨC & KĨ NĂNG |
Ngoài hai nhóm kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin như: Cơ sở lập trình, Cơ sở dữ liệu, Hệ thống thông tin kinh doanh và kiến thức cơ bản về Kinh doanh, quản lý như: Marketing, Hành vi khách hàng, Quản trị quan hệ khách hàng, Quản trị chuỗi cung ứng,… sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về TMĐT, bao gồm: Dịch vụ mạng Internet, Chiến lược kinh doanh TMĐT, Xây dựng Website TMĐT, Công nghệ trong TMĐT, Luật TMĐT, Bảo mật và an toàn thông tin trong TMĐT, Các hệ thống thanh toán điện tử, Quản trị dự án TMĐT, Digital Marketing, Nghiên cứu thị trường TMĐT, Kinh doanh thông minh (Business Intelligence).
Sau khi học xong chương trình, sinh viên có khả năng:
- Xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh điện tử và các dự án TMĐT tại doanh nghiệp.
- Xây dựng, phát triển và quản trị các website và các sàn giao dịch TMĐT.
- Khai thác và sử dụng các ứng dụng công nghệ mới trong TMĐT.
- Sử dụng các công cụ Digital Marketing để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu cho doanh nghiệp.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động TMĐT, bao gồm: pháp lý trong TMĐT, thanh toán điện tử, bảo mật và an toàn thông tin trong giao dịch TMĐT,…
- Đo lường, đánh giá hiệu quả của toàn bộ hoạt động TMĐT tại doanh nghiệp.
4. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP |
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành TMĐT có năng lực đảm nhiệm các vị trí sau:
- Chuyên viên hoặc quản lý tại các doanh nghiệp cung cấp giải pháp TMĐT.
- Chuyên viên hoặc quản lý tại các tổ chức, các đơn vị kinh doanh có triển khai hoạt động TMĐT.
- Nhà quản trị hoạt động Marketing điện tử (Digital Marketing) tại các đơn vị kinh doanh.
- Chuyên viên hoặc quản lý tại các cơ quan nhà nước chuyên quản lý hoạt động TMĐT.
- Nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành TMĐT tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
5. ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂN |